Vấn đề chăm sóc cây Mai vàng sau Tết rất là quan
trọng, được nhiều người quan tâm, vì cây Mai đã bị hành hạ, bỏ đói, bỏ khát,
không được chăm sóc tưới tiêu trong mấy ngày Tết. Bây giờ cây Mai bị tàn tạ, lá
xanh mét, mỏng manh yếu ớt. Do đó chúng ta cần phải tập trung chăm sóc lại câyMai ngay
A . Đối với cây Mai vàng đã trồng trong chậu từ trước
Dù đã tháp ghép hay chưa tháp ghép cũng vậy, nếu đã bị đem vô nhà trang trí, để nơi râm mát suốt mấy ngày Tết thì cây Mai đã bị thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng ! Chúng ta cần phải :
a) Đem cây mai ra ngoài trời từ từ phơi nắng trở lại, nghĩa là đem cây Mai ra để ngoài nắng dịu trước, vào buổi sáng, đến trưa phải che bớt ánh nắng trực tiếp hoặc đem vô để chỗ ít nắng. Nếu sau Tết mà đem cây Mai ra phơi nắng trực tiếp, đột ngột thì cây Mai sẽ bị héo hết lá non. Cho nên chúng ta phải đem ra phơi nắng từ từ, cho cây Mai quen dần. Mấy ngày đầu, chỉ đem cây Mai ra phơi nắng vài ba tiếng, mấy ngày sau tăng dần, phơi nắng lâu hơn, cho quen với nắng, rồi mới đem để ra ngoài nắng 100%.
b) Cắt tỉa bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài :
Chúng ta đều biết sau Tết là mùa xuân, khí hậu mát mẻ cây cỏ đều sinh sôi nảy nở, đâm chồi nhảy tược. Với cây Mai vàng thấy rỏ hơn, hàng trăm chồi, hàng ngàn lá non đua nhau mọc lên đầy cành nhánh, xanh mướt cả cây, mỗi tược non có thể dài ra từ 10-20cm. Chúng ta cũng phải nghiên cứu thật kỹ, xem nên tỉa bỏ bớt tược nào, để lại tược nào cho hài hòa. Nếu là cây Mai đã ghép rồi thì phải thẳng tay cắt bỏ hết những nhánh nào không phải xuất phát từ nhánh ghép, để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ : như gốc ghép là gốc Mai tứ Quí thì tất cả những tược non nào mọc lên trực tiếp từ gốc Mai Tứ Quí đều phải cắt tỉa bỏ hết vì nhánh mai tứ quí mọc lên từ gốc cây mẹ, ví như là con ruột, rất mạnh, tranh dành hết dưỡng chất, còn những nhánh Mai ghép thêm vào, coi như là con ghẻ, không thể nào tranh giành lại được đầy đủ dưỡng chất nên sẽ ốm yếu và chết dần chết mòn, nhất là những nhánh Mai ghép có hoa màu trắng, càng dễ chết hơn vì giống Mai trắng là loại yếu nhất (vì lý do nầy mà cây Mai ghép thường bị chết nhánh ghép do không cắt bỏ hết những nhánh mọc lên từ cây mẹ) . Việc cắt tỉa cành nhánh cũng rất quan trọng nên nghiên cứu cho thật kỷ để tỉa bỏ cho đúng những nhánh dư thừa, hầu tạo cho cây Mai sau nầy có được hình dáng tròn trịa cân đối mới đẹp.
c) Kế đến cũng nên lảy bớt hết trái non :Sau Tết cây Mai đậu rất nhiều trái , nếu không tỉa bõ thì cây Mai phải nuôi thêm trái càng mất thêm nhiều dưỡng chất, sẽ suy yếu, chậm phát triển, trừ khi chúng ta cần nuôi hạt để lấy giống gieo trồng sau này, nhưng cũng tỉa bỏ bớt những trái nhỏ lép để nuôi dưỡng những trái còn lại được to mập. Khi gieo trồng làm giống, cây con mới mọc lên đều và mạnh khõe hơn.
B. Trường hợp những cây Mai đã trồng ở đất vườn
Cây Mai đã trồng ở đất trước sân nhà hoặc trồng trên líp thì ít mất sức hơn nhưng cũng phải nghiên cứu cắt tỉa bỏ những cành nhánh dư thừa và tỉa bỏ hết những trái non, càng tốt.
C. Cũng là thời điểm thuận tiện để chuẩn bị tháp ghép
Mùa xuân là mùa tháp ghép. Muốn tháp ghép các loại Mai giống mới có hoa màu sắc đẹp hơn, cánh hoa to hơn, thì phải nghiên cứu cưa cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh nào muốn ghép thêm, để dưỡng cho tược non sớm mọc ra kịp thời tháp ghép sau vài tháng tới, khi các tược non này to cỡ bằng đầu đũa ăn, là ghép tốt nhất. Như vậy đến Tết năm sau, cây Mai ghép này sẽ kịp ra hoa to đẹp, đúng theo yêu cầu giống mới, để trang trí chơi được.
D. Bón phân là phần quan trọng nhất, có 2 cách bón : bón lót và bón thúc.
Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, để kịp bồi dưỡng cho cây Mai. Vấn đề là nên bón phân như thế nào?Nên chọn loại phân gì ? để tiện lợi và hiệu quả cao ?
a) Bón lót là bón làm nền bằng những loại phân hữu cơ, như phân chuồng để sử dụng lâu ngày, vì phân hữu cơ tan ra từ từ, lâu bền hơn và khi phân hủy biến thành chất mùn, làm cho đất thêm tơi xốp, chứ không có làm chai đất như phân hóa học. Phân hữu cơ cũng có rất nhiều loại như :
1. Phân bò khô, bón cũng tốt nhưng có khuyết điểm là sinh ra nhiều cỏ.
2. Phân rơm rất tốt nhưng khi bón thì mau phân hủy và giữ rất nhiều nước.
3. Phân bánh dầu miếng : loại phân vừa rẽ tiền vừa tiện lợi, vừa bền lâu. Sau Tết chỉ cần bẻ bánh dầu ra từng miếng nhỏ cỡ bằng 2 ngón tay, dùng nẹp tre hay dao cùn moi đất chung quanh vành chậu ra, nhét sâu xuống sát vành chậu, xa gốc cây mỗi gốc cỡ từ 100-200gam tùy theo chậu lớn hay nhỏ và bỏ thêm một ít thuốc trừ sâu rầy như Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến là được. Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ . Qua đến đầu mùa mưa, cỡ tháng 5-6 âm lịch, bón thêm một lần bánh dầu miếng nữa y như lần trước nữa là đủ cả năm để tiếp sức cho cây Mai ra chồi ra lá mới. Mùa xuân và mùa mưa đều là mùa tăng trưởng cả, là những lúc cây Mai cần rất nhiều phân để phát triển tươi tốt, tàn nhánh sum suê.
4. Phân Dynamic Lifter là phân hữu cơ đậm đặc của Út, giá hơi đắt nhưng bón rất tốt, là loại phân chuồng qua chế biến có trộn thêm phân trung lượng và vi lượng như lưu huỳnh, Manhê, sắt, Mangan, kẽm, đồng, bo, molyp…Đặc biệt là được diệt hết mầm cỏ, nên khi bón không mọc cỏ, rất tiện. Chỉ cần xới đất rồi chôn vào hoặc trộn với đất trước rồi bỏ vô gốc cây cũng được. Bón cho cây gì cũng tốt, hơi lâu tan, 2-3 tháng mới cần bón thêm một lần, rất tiện.
B) Bón thúc:là bón thêm phân một lần nữa.
Mặc dù đã có bón lót bằng phân hữu cơ rồi nhưng cũng cần phải bón thúc thêm phân hóa học thì hiêu quả sẽ tăng gấp đôi. . Phân hóa học cũng có rất nhiều loại :
1. Loại phân NPK 30-10-10 là loại có tỷ lệ đạm(N) cao, dùng để bón cho cây tăng trưởng nhanh. Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn.
2. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
3. Loại phân 10-50-10 là loại phân có tỷ lệ Lân (P) thật cao, bón để kích thích cho ra hoa nhiều và mạnh. Khi gần đến Tết cở tháng 9-10 âm lịch, chúng ta cần phải bón thúc thêm các loại phân hóa học NPK loại có tỷ lệ Lân và Kali cao để cho cây Mai ra nhiều hoa, hoa to, màu sắc đẹp và lâu tàn.
C) . Loại phân bón lá vi sinh cũng có nhiều loại :
Cây không những hấp thu các loại phân qua rễ khi bón phân vào đất mà còn có thể hấp thu qua lá. Phân bón lại còn có hiệu lực nhanh hơn do diện tích lá rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với diện tích rễ. Phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá như :
1. Loại phân Komix, Mymix …pha đúng theo liều lượng hướng dẫn, rồi phun sương lên lá làm tế bào lớn đều, làm cây sinh trưởng nhanh.
2. Loại phân bón lá Atonik xâm nhập nhanh chóng vào mô cây trồng, làm cho cây phát triển nhanh, làm tăng năng suất cây trồng.
3. Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể bón lót phân hữu cơ tối đa cho cây Mai sau Tết và gần đến Tết năm sau, bón thúc thêm phân hóa học để giúp sang năm mới cây Mai sẽ ra hoa nhiều hơn(nếu không bón phân đúng cách thì qua năm sau cây Mai sẽ ra ít hoa) .
4. Trường hợp cây Mai vàng đã trồng dưới đất trước sân nhà thì chỉ cần cuốc đất cỡ 5-7 lỗ nhỏ chung quanh, cách xa gốc cây cỡ chừng 5 tấc, bỏ phân vào rồi lấp đất kỹ lại, đừng để cho mèo chuột bươi phá hoặc rắc lên một ít thuốc trừ kiến, trừ sâu rầy là được.
E. Sang qua chậu mới khi cần
Khi trồng đã 2-3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì đất đay đã chai cứng nên sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới tương đối đẹp và hơi lớn hơn chậu cũ một tí. Trong Tết không có tưới nước, bây giờ đất trong chậu đã khô nên thể tích đất bị rút bớt lại có thể lòi vành chậu ra, chúng ta có thể moi bỏ bớt đất sát vành chậu, rồi nhẹ nhàng ôm gốc Mai lên, lấy tay gỡ bỏ bớt đất ra nhưng coi chừng đứt rễ . Xong có thể sang chậu mới, bên chậu mới nên đục lỗ thoát nước cho khá to, bỏ lên một lớp gạch đá nhỏ, rồi bỏ đất to vô trước, đất nhỏ vô sau, từ từ đặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm đất đã trộn thêm phân hữu cơ vào, lên đến 8/10 chậu là vừa, nếu thêm đất đầy chậu quá, khi tưới nước sẽ tràn ra ngoài dơ bẩn. Nên nhớ lúc mới trồng đừng nên bón nhiều phân vì phân rất nóng, dễ làm thối rễ non, phải đợi đến khi nào cây Mai ra rễ mạnh mới nên bón thêm phân.
Cách sang chậu thứ 2 là có thể đổ nước tối đa vô chậu Mai, ngâm cho mềm đất rồi lấy nẹp tre moi bỏ bớt lớp đất chung quanh vành chậu ra, từ từ mang cây Mai lên, gỡ bỏ bớt đất rồi trồng trở lại y như cách trước.
F. Cách tưới nước
Cây Mai không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên khi nào thấy đất trong chậu khô là tưới, nhưng khi tưới phải tưới cho thật nhiều nước, nếu để quên không tưới nước lâu dài, cây Mai thiếu nước làm héo lá vàng lá và rụng. Khi rụng lá thì cây Mai vàng sẽ ra hoa bất thường trong năm, đến Tết sẽ ra ít hoa.
Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm.
Dù đã tháp ghép hay chưa tháp ghép cũng vậy, nếu đã bị đem vô nhà trang trí, để nơi râm mát suốt mấy ngày Tết thì cây Mai đã bị thiếu nước, thiếu nắng và thiếu dinh dưỡng ! Chúng ta cần phải :
a) Đem cây mai ra ngoài trời từ từ phơi nắng trở lại, nghĩa là đem cây Mai ra để ngoài nắng dịu trước, vào buổi sáng, đến trưa phải che bớt ánh nắng trực tiếp hoặc đem vô để chỗ ít nắng. Nếu sau Tết mà đem cây Mai ra phơi nắng trực tiếp, đột ngột thì cây Mai sẽ bị héo hết lá non. Cho nên chúng ta phải đem ra phơi nắng từ từ, cho cây Mai quen dần. Mấy ngày đầu, chỉ đem cây Mai ra phơi nắng vài ba tiếng, mấy ngày sau tăng dần, phơi nắng lâu hơn, cho quen với nắng, rồi mới đem để ra ngoài nắng 100%.
b) Cắt tỉa bớt chồi lá non dư thừa và những cành nhánh quá dài :
Chúng ta đều biết sau Tết là mùa xuân, khí hậu mát mẻ cây cỏ đều sinh sôi nảy nở, đâm chồi nhảy tược. Với cây Mai vàng thấy rỏ hơn, hàng trăm chồi, hàng ngàn lá non đua nhau mọc lên đầy cành nhánh, xanh mướt cả cây, mỗi tược non có thể dài ra từ 10-20cm. Chúng ta cũng phải nghiên cứu thật kỹ, xem nên tỉa bỏ bớt tược nào, để lại tược nào cho hài hòa. Nếu là cây Mai đã ghép rồi thì phải thẳng tay cắt bỏ hết những nhánh nào không phải xuất phát từ nhánh ghép, để tập trung nuôi nhánh ghép. Thí dụ : như gốc ghép là gốc Mai tứ Quí thì tất cả những tược non nào mọc lên trực tiếp từ gốc Mai Tứ Quí đều phải cắt tỉa bỏ hết vì nhánh mai tứ quí mọc lên từ gốc cây mẹ, ví như là con ruột, rất mạnh, tranh dành hết dưỡng chất, còn những nhánh Mai ghép thêm vào, coi như là con ghẻ, không thể nào tranh giành lại được đầy đủ dưỡng chất nên sẽ ốm yếu và chết dần chết mòn, nhất là những nhánh Mai ghép có hoa màu trắng, càng dễ chết hơn vì giống Mai trắng là loại yếu nhất (vì lý do nầy mà cây Mai ghép thường bị chết nhánh ghép do không cắt bỏ hết những nhánh mọc lên từ cây mẹ) . Việc cắt tỉa cành nhánh cũng rất quan trọng nên nghiên cứu cho thật kỷ để tỉa bỏ cho đúng những nhánh dư thừa, hầu tạo cho cây Mai sau nầy có được hình dáng tròn trịa cân đối mới đẹp.
c) Kế đến cũng nên lảy bớt hết trái non :Sau Tết cây Mai đậu rất nhiều trái , nếu không tỉa bõ thì cây Mai phải nuôi thêm trái càng mất thêm nhiều dưỡng chất, sẽ suy yếu, chậm phát triển, trừ khi chúng ta cần nuôi hạt để lấy giống gieo trồng sau này, nhưng cũng tỉa bỏ bớt những trái nhỏ lép để nuôi dưỡng những trái còn lại được to mập. Khi gieo trồng làm giống, cây con mới mọc lên đều và mạnh khõe hơn.
B. Trường hợp những cây Mai đã trồng ở đất vườn
Cây Mai đã trồng ở đất trước sân nhà hoặc trồng trên líp thì ít mất sức hơn nhưng cũng phải nghiên cứu cắt tỉa bỏ những cành nhánh dư thừa và tỉa bỏ hết những trái non, càng tốt.
C. Cũng là thời điểm thuận tiện để chuẩn bị tháp ghép
Mùa xuân là mùa tháp ghép. Muốn tháp ghép các loại Mai giống mới có hoa màu sắc đẹp hơn, cánh hoa to hơn, thì phải nghiên cứu cưa cắt bỏ ngay từ bây giờ những nhánh nào muốn ghép thêm, để dưỡng cho tược non sớm mọc ra kịp thời tháp ghép sau vài tháng tới, khi các tược non này to cỡ bằng đầu đũa ăn, là ghép tốt nhất. Như vậy đến Tết năm sau, cây Mai ghép này sẽ kịp ra hoa to đẹp, đúng theo yêu cầu giống mới, để trang trí chơi được.
D. Bón phân là phần quan trọng nhất, có 2 cách bón : bón lót và bón thúc.
Sau Tết, cây Mai mất sức cần phải bón phân ngay, để kịp bồi dưỡng cho cây Mai. Vấn đề là nên bón phân như thế nào?Nên chọn loại phân gì ? để tiện lợi và hiệu quả cao ?
a) Bón lót là bón làm nền bằng những loại phân hữu cơ, như phân chuồng để sử dụng lâu ngày, vì phân hữu cơ tan ra từ từ, lâu bền hơn và khi phân hủy biến thành chất mùn, làm cho đất thêm tơi xốp, chứ không có làm chai đất như phân hóa học. Phân hữu cơ cũng có rất nhiều loại như :
1. Phân bò khô, bón cũng tốt nhưng có khuyết điểm là sinh ra nhiều cỏ.
2. Phân rơm rất tốt nhưng khi bón thì mau phân hủy và giữ rất nhiều nước.
3. Phân bánh dầu miếng : loại phân vừa rẽ tiền vừa tiện lợi, vừa bền lâu. Sau Tết chỉ cần bẻ bánh dầu ra từng miếng nhỏ cỡ bằng 2 ngón tay, dùng nẹp tre hay dao cùn moi đất chung quanh vành chậu ra, nhét sâu xuống sát vành chậu, xa gốc cây mỗi gốc cỡ từ 100-200gam tùy theo chậu lớn hay nhỏ và bỏ thêm một ít thuốc trừ sâu rầy như Vibasu 10H hoặc một ít thuốc trừ kiến là được. Khi tưới nước, bánh dầu miếng sẽ tan ra từ từ . Qua đến đầu mùa mưa, cỡ tháng 5-6 âm lịch, bón thêm một lần bánh dầu miếng nữa y như lần trước nữa là đủ cả năm để tiếp sức cho cây Mai ra chồi ra lá mới. Mùa xuân và mùa mưa đều là mùa tăng trưởng cả, là những lúc cây Mai cần rất nhiều phân để phát triển tươi tốt, tàn nhánh sum suê.
4. Phân Dynamic Lifter là phân hữu cơ đậm đặc của Út, giá hơi đắt nhưng bón rất tốt, là loại phân chuồng qua chế biến có trộn thêm phân trung lượng và vi lượng như lưu huỳnh, Manhê, sắt, Mangan, kẽm, đồng, bo, molyp…Đặc biệt là được diệt hết mầm cỏ, nên khi bón không mọc cỏ, rất tiện. Chỉ cần xới đất rồi chôn vào hoặc trộn với đất trước rồi bỏ vô gốc cây cũng được. Bón cho cây gì cũng tốt, hơi lâu tan, 2-3 tháng mới cần bón thêm một lần, rất tiện.
B) Bón thúc:là bón thêm phân một lần nữa.
Mặc dù đã có bón lót bằng phân hữu cơ rồi nhưng cũng cần phải bón thúc thêm phân hóa học thì hiêu quả sẽ tăng gấp đôi. . Phân hóa học cũng có rất nhiều loại :
1. Loại phân NPK 30-10-10 là loại có tỷ lệ đạm(N) cao, dùng để bón cho cây tăng trưởng nhanh. Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn.
2. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.
3. Loại phân 10-50-10 là loại phân có tỷ lệ Lân (P) thật cao, bón để kích thích cho ra hoa nhiều và mạnh. Khi gần đến Tết cở tháng 9-10 âm lịch, chúng ta cần phải bón thúc thêm các loại phân hóa học NPK loại có tỷ lệ Lân và Kali cao để cho cây Mai ra nhiều hoa, hoa to, màu sắc đẹp và lâu tàn.
C) . Loại phân bón lá vi sinh cũng có nhiều loại :
Cây không những hấp thu các loại phân qua rễ khi bón phân vào đất mà còn có thể hấp thu qua lá. Phân bón lại còn có hiệu lực nhanh hơn do diện tích lá rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với diện tích rễ. Phân bón qua lá là các loại phân hòa tan trong nước và tưới phun lên lá như :
1. Loại phân Komix, Mymix …pha đúng theo liều lượng hướng dẫn, rồi phun sương lên lá làm tế bào lớn đều, làm cây sinh trưởng nhanh.
2. Loại phân bón lá Atonik xâm nhập nhanh chóng vào mô cây trồng, làm cho cây phát triển nhanh, làm tăng năng suất cây trồng.
3. Tùy theo điều kiện, chúng ta có thể bón lót phân hữu cơ tối đa cho cây Mai sau Tết và gần đến Tết năm sau, bón thúc thêm phân hóa học để giúp sang năm mới cây Mai sẽ ra hoa nhiều hơn(nếu không bón phân đúng cách thì qua năm sau cây Mai sẽ ra ít hoa) .
4. Trường hợp cây Mai vàng đã trồng dưới đất trước sân nhà thì chỉ cần cuốc đất cỡ 5-7 lỗ nhỏ chung quanh, cách xa gốc cây cỡ chừng 5 tấc, bỏ phân vào rồi lấp đất kỹ lại, đừng để cho mèo chuột bươi phá hoặc rắc lên một ít thuốc trừ kiến, trừ sâu rầy là được.
E. Sang qua chậu mới khi cần
Khi trồng đã 2-3 năm rồi mà chưa thay chậu cho cây Mai thì đất đay đã chai cứng nên sang qua chậu mới. Phải lựa chậu mới tương đối đẹp và hơi lớn hơn chậu cũ một tí. Trong Tết không có tưới nước, bây giờ đất trong chậu đã khô nên thể tích đất bị rút bớt lại có thể lòi vành chậu ra, chúng ta có thể moi bỏ bớt đất sát vành chậu, rồi nhẹ nhàng ôm gốc Mai lên, lấy tay gỡ bỏ bớt đất ra nhưng coi chừng đứt rễ . Xong có thể sang chậu mới, bên chậu mới nên đục lỗ thoát nước cho khá to, bỏ lên một lớp gạch đá nhỏ, rồi bỏ đất to vô trước, đất nhỏ vô sau, từ từ đặt cây Mai vô, sửa cho ngay ngắn, mới bỏ thêm đất đã trộn thêm phân hữu cơ vào, lên đến 8/10 chậu là vừa, nếu thêm đất đầy chậu quá, khi tưới nước sẽ tràn ra ngoài dơ bẩn. Nên nhớ lúc mới trồng đừng nên bón nhiều phân vì phân rất nóng, dễ làm thối rễ non, phải đợi đến khi nào cây Mai ra rễ mạnh mới nên bón thêm phân.
Cách sang chậu thứ 2 là có thể đổ nước tối đa vô chậu Mai, ngâm cho mềm đất rồi lấy nẹp tre moi bỏ bớt lớp đất chung quanh vành chậu ra, từ từ mang cây Mai lên, gỡ bỏ bớt đất rồi trồng trở lại y như cách trước.
F. Cách tưới nước
Cây Mai không cần phải tưới nước mỗi ngày nhưng phải theo dõi thường xuyên khi nào thấy đất trong chậu khô là tưới, nhưng khi tưới phải tưới cho thật nhiều nước, nếu để quên không tưới nước lâu dài, cây Mai thiếu nước làm héo lá vàng lá và rụng. Khi rụng lá thì cây Mai vàng sẽ ra hoa bất thường trong năm, đến Tết sẽ ra ít hoa.
Muốn cho cây Mai ra nhiều hoa trong 3 ngày Tết thì phải tích cực chăm sóc tưới tiêu, bón phân ngay từ đầu năm làm sao cho tán lá cây Mai luôn luôn xanh tươi suốt cả năm.
Chúc các bạn thành công, để năm sau có được cây Mai đẹp.
Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Làng Mai Vàng Bình Lợi - Cung cấp mai vàng tết 2015 -Xem mai tại vườn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét